Asset Publisher

null Kỉ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2024)

UBND Chi tiết bài viết

Kỉ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2024)

Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga ngày 7/11/1917 là một sự kiện lịch sử làm "rung chuyển thế giới", đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người.

Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng. Nền kinh tế đất nước thực sự đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước.

Giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Các mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Một tình thế cách mạng đã hình thành ở trong nước, khi quần chúng nhân dân “bên dưới ”đã không thể sống tiếp tục như trước đây, các giai cấp thống trị đã lún sâu vào khủng hoảng, không thể tiếp tục thống tri như trước.

Sau vụ nổi loạn của Coócnilốp, nền thống trị của giai cấp tư sản bị lung lay dữ dội.Nhằm củng cố địa vị thống trị và cố gieo rắc những ảo tưởng dân chủ trong nhân dân để mong ổn định tình hình trong nước, ngày 1-9-1917, nước Nga tuyên bố là một nước cộng hòa với chế độ Đốc chính gồm năm bộ trưởng do Kêrenxki cầm đầu. Nhưng phải tới gần một tháng, ngày 25-9, Kêrenxki mới lập được nội các mới Chính phủ lâm thời và các đảng thỏa hiệp còn triệu tập cái gọi là “Hội nghị dân chủ”– để lập ra Tiền nghị viện– với dụng ý là nước Nga đã thực hiện nghị viện. Những người bôn sê vích đã tẩy chay cả Hội nghị dân chủ lẫn Tiền nghị viện.

Tới giữa tháng 9, Lênin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành đươc đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”.

Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang

Theo nghị quyết của Trung ương Đảng bônsêvích, ngày 7-10-1917, Lênin từ Phần Lan đã bí mật trở về Pêtrôgrát để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

Trong hai cuộc họp vào ngày 10 và 16-10, Trung ương Đảng bônsêvích đã thông qua nghị quyết khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị đã bác bỏ những ý kiến của Dinôviép và Camênhép về cách mạng sẽ phát triển hòa bình (thông qua cuộc bầu cử vào Tiền nghị viện và dựa vào quá trình “bônsêvích hóa” các Xô viết mà nắm chính quyền) và đưa ra quan điểm cũng như của Trốtxki là khởi nghĩa cần lùi lại để sau Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (để Đại hội biểu quyết về vấn đề chính quyền). Thực chất của cả hai ý kiến này là không tán thành nghị quyết về khởi nghĩa vũ trang.

Nhập mô tả ảnh tại đây

Ngày 12-10, Xô viết Pêtrôgrát đã cử ra ủy ban quân sự cách mạng để chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở thủ đô. Ngày 16-10, Trung ương Đảng bônsêvích thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước gồm A.Bupnốp, F.Đdécginxki, Ia.Xvéclôp, I. Xta1in, M.Uritki.

Các tổ chức đảng bônsêvích đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kĩ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 10-10, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ báoĐời sống mới(nửa mensêvích). Caménhép và Dinôviép đã nêu rõ việc họ không tán thành nghị quyết khởi nghĩa vũ trang của Trung ương Đảng bônsêvích. Câu trả lời đó như một tiết lộ báo trước để chính phủ nhanh chóng thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm đập tan các lực lượng cách mạng. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập được điều động về bảo vệ những trung tâm lớn như Pêtrôgrát, Mátxcơva, Kiép, Minxcơ ...

Ngày 24-10, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của ủy ban quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng bônsêvích, ra lệnh chiếm điện Xmônưi…Cùng ngày, Kêrenxki tuyên bố Chính phủ lâm thời sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Pêtrôgrát.

Trước tình hình đã trở nên hết sức khẩn trương và cực kì nghiêm trọng, Lênin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10, Lênin đã ba lần gửi thư tới Trung ương Đảng bônsêvích với yêu cầu làphải khởinghĩa ngay trong đêm đó. Nửa đêm, Lênin đến điện Xmônưi để trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô.

Cuộc khởi nghĩa đã bắt đầu

Trong đêm 24 và ngày 25, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân, binh lính cách mạng và thủy binh hạm đội Ban Tích (tất cả khoảng 200 nghìn người) đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô - các cầu qua sông Nêva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở thủ đô. Tới sáng 25-10, trừ Cung điện mùa đông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở thủ đô.

Đêm 25-10, quân khởi nghĩa tiến đánh Cung điện mùa Đông. Các Bộ trưởng của Chính phủ lâm thời đã bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở Pêtrôgrát đã giành được thắng lơi hoàn toàn.

Cũng vào đêm 25-10, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã khai mạc. Đai hội thông qua lời kêu gọi ''Gửi công nhân, binh lính và nông dân'' do Lênin dự thảo. Đại hội ra quyết nghị các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng thật sự.

Tối 26-10, trong buổi họp thứ hai Đại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô viết –Sắc luật hòa bìnhvàSắc luật ruộng đấtdo Lênin dự thảo. Sắc luật hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là ''một tội ác lớn nhất đối với nhân loại'' và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán để kí kết một hòa ước dân chủ và công bằng - không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Sắc luật ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Đại hội đã cử ra Chính phủ Xô viết đầu tiên, được gọi làHội đồng ủy viên nhân dân, do Lênin đứng đầu.

Tiếp theo thắng lợi ở Pêtrôgrát, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở Mátxcơva và sau đó ở khắp mọi miền đất nước. Do sự kháng cự điên cuồng của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Mátxcơva phải kéo dài từ 26-10 đến 3-11-1917. Nhưng sau đó, với thắng lợi ở hai trung tâm quan trọng là Pêtrôgrát và Mátxcơva, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và thành lập Chính quyền Xô viết ở các địa phương trong nước diễn ra mạnh mẽ. Tới cuối tháng 11, Chính quyền Xô viết đã được thành lập ở 28 tỉnh (trong tổng số 49 tỉnh) thuộc phần lãnh thổ châu Âu của nước Nga.

Đến cuối tháng 3-1918, Chính quyền Xô viết đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Đó là “thời kì” - như Lênin gọi - tiến quân thắng lợi rực rỡ'' của Chính quyền Xô viết.

Trích đăng theo cuốn "Lịch sử thế giới hiện đại"